Wednesday 28 June 2017

Lý do nào giúp cảm biến của Banner nằm trong top những cảm biến được ưa chuộng nhất?


Banner Industries được thành lập năm 1985 để đáp ứng cho sự phát triển không ngừng của ngành tự động hóa và nhu cầu ngày càng tăng của thị trường các thiết bị phục vụ cho môi trường tự động. Qua nhiều năm xây dựng và phát triển, Banner Industries đã trở thành một trong những nhà cung cấp linh kiện chất lượng cao hàng đầu trên thế giới. Đặc biệt, khi nhắc đến các dòng sản phẩm cảm biến, cảm biến của Banner luôn là một trong những lựa chọn đầu tiên của khách hàng. Nguyên nhân nào đã giúp cảm biến Banner có được vị thế như ngày hôm nay? Sau đây là 5 bí quyết đưa đến những thành công của hãng như ngày hôm nay:
1. Các dòng cảm biến Banner với chất lượng tuyệt vời, độ bền cao, với các tính năng đáp ứng cho các yêu cầu cụ thể, đem đến sự thõa mãn hơn cả mong đợi của khách hàng. Các loại cảm biến đều được thiết kế để có thể hoạt động tốt nhất ngay cả trong môi trường khắc nghiệt, với khả năng làm việc ở tốc độ cao nhưng vẫn trả về tín hiệu chính xác, khả năng xảy ra sai số vô cùng thấp. Các thông số của từng thiết bị được đưa ra trong datasheet đảm bảo đúng thực tế giúp khách hàng sử dụng hiệu quả.
2. Các dòng sản phẩm cảm biến Banner với mẫu mã đa dạng cùng mức giá tốt nhất luôn đem đến sự linh hoạt và thuận lợi nhất cho khách hàng lựa chọn. Các loại cảm biến có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau giúp cho việc lắp đặt dễ dàng, phù hợp cho từng hoàn cảnh cụ thể. Sản phẩm với mức giá cạnh tranh cùng nhiều chương trình khuyễn mãi thường xuyên giúp khách hàng sử dụng hiệu quả nhất nguồn vốn của mình nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu sản xuất.

3. Cảm biến Banner nói riêng và các dòng sản phẩm của hãng nói chung không ngừng được nâng cấp, nghiên cứu phát triển để có thể đáp ứng được yêu cầu của các ngành tự động ngày càng hiện đại cũng như nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Với đội ngũ kĩ sư và nhân viên xuất sắc, chuyên nghiệp và tận tâm sẽ đem đến cho ngành tự động các sản phẩm mới nhất với các tính năng được nâng cấp liên tục, đem lại năng suất cao nhất cho hoạt động sản xuất, lợi ích cao hơn cho khách hàng.
4. Với 12 chi nhánh và hệ thống cung cấp sản phẩm trên toàn thế giới, Banner Industries đem đến cho khách hàng khả năng tiếp cận mọi dịch vụ hậu cần nhanh chóng và toàn diện. Khi khách hàng yêu cầu, hãng tự tin có thể vận chuyển sản phẩm, bảo hành và gửi đến đội ngũ nhân viên trong thời gian ngắn nhất, đảm bảo cho năng suất của khách hàng. Đội ngũ tư vấn, lắp đặt nhiệt tình, thân thiện sẵn sang giúp đỡ khách hàng có được giải pháp tốt nhất cho yêu cầu của mình.

5. Banner Industries luôn mong muốn thiết lập và duy trì mối quan hệ mật thiết với khách hàng. Trong hơn 30 năm hoạt động, luôn quan tâm, lắng nghe phản hồi và tìm hiểu yêu cầu của khách hàng là tiêu chí hàng đầu trong hoạt động của hãng.
Công ty TNHH kỹ thuật điện Hiêp Lực chúng tôi tự hào là một trong những nhà phân phối chính thức các dòng cảm biến của Banner ở Việt Nam. Để có thêm thông tin chi tiết về các và thông tin khuyến mãi của các dòng sản phẩm trên hiện nay công ty chúng tôi cung cấp, hãy liên hệ đến địa chỉ sau: http://www.dhlvn.com/san-pham/cam-bien/c-m-bi-n-banner.html. Đội ngũ nhân viên của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Sunday 25 June 2017

TOP 5 LÝ DO TẠI SAO NÊN CHỌN MUA NGUỒN 5V CỦA MEANWELL.

Thiết bị này chính là thiết bị chuyển đổi điện áp, từ dòng điện xoay chiều sang dòng điện 5VDC chuyên được sử dụng cho hộp đèn, loại bảng hiệu led, các mạch điện ổn áp, cung cấp dòng áp đủ, tránh các trường hợp sụt áp, dòng ảnh hưởng tới mạch điện.




Dưới đây là 5 lý do chúng ta nên sử dụng bộ nguồn 5V của Meanwell
1.
Thương hiệu MeanWell
Được thành lập vào năm 1982 bởi Mr.Jerry Lin. MEANWELL là  tập đoàn  chuyên sản xuất và phân phối thiết bị  chuyển đổi nguồn cung cấp điện chất lượng  hàng đầu thế giới.
Hiện nay, MEANWELL có khoảng 200 nhà phân phối và hàng ngàn khách hàng trên toàn thế giới. Sản phẩm của MEANWEL có hơn 5.000 Model tiêu chuẩn. Với hơn 30 năm thiết kế, sản xuất và phân phối, các Sản phẩm của MEANWELL đạt được các tiêu chuẩn quốc tế. Nguồn MEANWELL được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực: Công nghiệp, tự động hóa, truyền thông, viễn thông, đèn LED chiếu sáng, y tế… có thế đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.
Với sự đa dạng về chủng loại, ứng dụng rộng rãi và công nghệ vượt trội với hơn 30 phát triển. Meanwell sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn khi chọn mua bộ nguồn 5V
2. Nhiều tính năng ưu việt.
Điện áp ra ổn định 5V, có thể điều chỉnh được từ 4.5~5.5VDC
Dãi điện áp rộng từ 80~300VAC tùy loại
Công suất tiêu thụ không tải < 0.5W.
Hoạt động được ở nhiệt độ cao lên đến 70 độ C
Chức năng bảo vệ : ngắn mạch, quá tải, quá áp, quá nhiệt độ.
Chống được vọt áp ngõ vào lên đến 300VAC trong 5 giây.
Đạt tiêu chuẩn chống rung 5G khi kiểm tra.
Kích thước nhỏ gọn
Được làm mát bằng đối lưu không khí.
Tuân thủ theo tiêu chuẩn IEC/EN 60335-1 ( PD3 ) và IEC/EN 61558-1,-2,-16 cho các thiết bị gia dụng.
Hiệu suất cao, thời gian sống dài và độ ổn định cao.
Một số có tích hợp điều khiển từ xa, cảm biến từ xa,..

3. Có nhiều sự lựa chọn nhất
Chủng loại vô cùng đa dạng với nhiều mẫu mã, kích thước, công suất khác nhau, Chúng có tới 4 Series là SE, LRS, RSP, NE. Mỗi series lại có nhiều loại khác nhau. Có quá nhiều sự lựa chọn phải không nào. Các bạn vào trang http://meanwell.vn để có thể lựa chọn sản phẩm ưng ý nhất
4. Khi mua sản phầm của chúng tôi các bạn sẽ được tư vấn nhiệt tình nhất
Công ty TNHH Kỹ thuật điện Hiệp Lực là đại lý duy nhất tại thị trường Việt Nam phân phối sản phẩm của Meanwell. Với 14 năm phát triển cùng với đội ngủ nhân viên chuyên nghiệp và nhiều kinh nghiệm. Chắc chắn chúng tôi sẽ mang lại cho các bạn sự hài lòng tuyệt đối.

5. Với nhiều ưu đãi nhất
Khi mua sản phẩm của chúng tôi, các bạn sẽ được ưu đãi 12 tháng bảo hành,
Free ship toàn thành phố.
Ngoài ra chúng tôi có nhiều đợt khuyến mãi với mức giá ưu đãi, giảm giá 20-30%,
Được tư vấn, lắp đặt hoàn toàn miễn phí

Với những lý do trên, các bạn có thể thấy bộ nguồn 5V của Meanwell thực sự sẽ là lựa chọn tốt nhất cho các bạn. Hãy đến với chúng tôi, chúng tôi cam kết sẽ mang lại cho các bạn sự hài long tuyệt đối.
Còn chần chừ gì nữa, hãy mau liên hệ chúng tôi để mang về cho mình bộ nguồn 5V tốt nhất hiện nay.
Sau đây là link các sản phẩm nguồn 5V đang phổ biến nhất hiện nay,các bạn có thể click vào để tham khảo nhé:http://meanwell.vn/categories/025-lrs-series

                                                                                                                          (Người viết :Hiền Trần)

Friday 16 June 2017

Giới thiệu công ty meanwell

- Được thành lập vào năm 1982 bởi Mr.Jerry Lin. MEANWELL là  tập đoàn  chuyên sản xuất và phân phối thiết bị  chuyển đổi nguồn cung cấp điện chất lượng  hàng đầu thế giới.
- Logo của hãng:
- MEANWELL  hiện đang hoạt động dưới năm công ty độc lập về tài chính nhưng gắn kết với nhau tại Đài Loan, Trung Quốc , Mỹ và châu Âu. Dòng sản phẩm của MEANWELL bao gồm thiết bị chuyển đổi nguồn điện AC / DC, DC / DC , DC / AC và bộ sạc . Sản phẩm của MEANWEL có hơn 5.000 Model tiêu chuẩn với hơn 30 năm thiết kế, sản xuất và phân phối. - Nguồn Meanwell được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực : Công nghiệp, tự động hóa, truyền thông, viễn thông,  đèn LED chiếu sáng , y tế .. ..Có thế đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.


- Thương hiệu nguồn Uy tín của Đài Loan
- Mean Well LRS-200 200W AC / DC là bộ nguồn chuyển đổi dòng điện AC ra dòng điện DC 1 chiều. Với đầu vào điện áp thông thường 110 VAC hoặc 230 VAC (chọn bằng switch), series này cung cấp một điện áp đầu ra là 5V. LRS-200 có hiệu suất lên đến 90%. Thiết kế lưới kim loại tăng cường tản nhiệt để toàn bộ linh kiện hoạt động từ -30ºC đến + 70ºC, đối lưu không khí mà không cần quạt gió. Điện năng tiêu thụ (tải trong) của nguồn rất thấp (dưới 0.75W),.
- Bộ nguồn Meanwell
- Chuyên cung cấp bộ nguồn Meanwell giá tốt nhất trên thị trường, Nhờ được nhập khẩu số lượng lớn từ hãng do vậy chúng tôi luôn có giá tốt nhất để đáp ứng được nhu cầu của quý khách hàng. Các Sản phẩm của MEANWEL đạt được các tiêu chuẩn quốc tế, với hơn 30 năm thiết kế, sản xuất và phân phối. Nguồn Meanwell được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực Công nghiệp, tự động hóa, truyền thông, viễn thông,  đèn LED chiếu sáng , y tế .. ..Có thế đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng
- Các sản phẩm bộ nguồn Meanwel luôn có linh kiện tốt, vỏ nhôm chống oxi hóa, điều chỉnh điện áp ngõ ra, chống sốc áp và thích hợp với môi trường công nghiệp hóa

Các bộ điều khiển dùng trong tự động hóa


Bộ điều khiển gián đoạn (on/off)
Một trong những bộ điều khiển đơn giản nhất là điều khiển on/off. Ví dụ để điều khiển các thiết bị nhiệt trong gia đình chẳng hạn như nồi cơm điện, nó cần một cái rơ-le nhiệt để đóng và ngắt điện. Trong Rơ-le nhiệt có một lò xo đàn hồi, khi nhiệt độ tăng lên lò xo sẽ bị giãn nở ra, dựa vào đặc tính trên người ta có thể tạo ra chức năng đóng ngắt dòng điện khi nhiệt độ tăng đến một mức mong muốn. Loại điều khiển này có thể thuộc một trong hai kiểu điều khiển vòng lặp mở và điều khiển vòng lặp kín.
Điều khiển trình tự, trong đó một chuỗi lập trình của riêng rẽ các hoạt động được thực hiện, thường dựa trên logic hệ thống có liên quan đến trạng thái của hệ thống. Một hệ thống điều khiển thang máy là một ví dụ về điều khiển trình tự.
Các loại tiên tiến của tự động hóa, cách mạng hóa sản xuất, máy bay, thông tin liên lạc và các ngành công nghiệp khác, là điều khiển phản hồi, mà thường liên tục và liên quan đến việc lấy số đo bằng cách sử dụng một cảm biến và điều chỉnh tính toán để giữ cho các biến đo lường trong phạm vi bộ.
Bộ điều khiển PID
Một bộ điều khiển PID vòng lặp kín có dòng phản hồi, r(t) là tham số mong muốn hay còn gọi là "điểm thiết lập". còn y(t) giá trị của quá trình đầu ra
Bộ điều khiển vi tích phân tỉ lệ (bộ điều khiển PID- Proportional Integral Derivative) là một cơ chế phản hồi vòng điều khiển (bộ điều khiển) tổng quát được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống điều khiển công nghiệp – bộ điều khiển PID là bộ điều khiển được sử dụng nhiều nhất trong các bộ điều khiển phản hồi. Bộ điều khiển PID sẽ tính toán giá trị "sai số" là hiệu số giữa giá trị đo thông số biến đổi và giá trị đặt mong muốn. Bộ điều khiển sẽ thực hiện giảm tối đa sai số bằng cách điều chỉnh giá trị điều khiển đầu vào. Trong trường hợp không có kiến thức cơ bản (mô hình toán học) về hệ thống điều khiển thì bộ điều khiển PID là sẽ bộ điều khiển tốt nhất. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, các thông số PID sử dụng trong tính toán phải điều chỉnh theo tính chất của hệ thống-trong khi kiểu điều khiển là giống nhau, các thông số phải phụ thuộc vào đặc thù của hệ thống.
Bộ điều khiển tuần tự và điều khiển tuần tự logic
Sơ đồ trạng thái UML (Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất) được dùng để thiết kế cho hệ thống cửa, chỉ dùng để đóng và mở
Điều khiển tuần tự có thể là một chuỗi cố định hay một logic rằng sẽ thực hiện các hành động khác nhau tùy thuộc vào trạng thái hệ thống khác nhau. Một ví dụ về một chuỗi điều chỉnh nhưng nếu không cố định là một bộ đếm thời gian trên một máy tưới cỏ.
Hoa tham khảo các điều kiện khác nhau mà có thể xảy ra trong một trình tự sử dụng hoặc kịch bản của hệ thống. Một ví dụ là một thang máy, trong đó sử dụng logic dựa trên các hệ thống nhà nước để thực hiện một số hành động để đáp ứng với trạng thái và hành đầu vào của nó. Ví dụ, nếu các nhà điều hành nhấn nút n tầng, hệ thống sẽ đáp ứng tùy thuộc vào việc các thang máy dừng lại hay di chuyển, đi lên hoặc xuống, hoặc nếu cửa đang mở hoặc đóng cửa, và các điều kiện khác.
Một sự phát triển sớm của điều khiển liên tục là lý chuyển tiếp, do đó rơle điện tham gia tiếp xúc điện có thể bắt đầu hoặc ngắt điện đến một thiết bị. Rơle đầu tiên được sử dụng trong các mạng điện báo trước khi được phát triển để kiểm soát các thiết bị khác, chẳng hạn như khi khởi động và dừng động cơ điện công nghiệp lớn hoặc đóng mở van solenoid. Sử dụng rơ le cho mục đích kiểm soát cho phép kiểm soát hướng sự kiện, nơi các hành động có thể được kích hoạt theo trật tự nào, để đáp ứng với các sự kiện bên ngoài. Đây là linh hoạt hơn trong phản ứng của họ hơn so với đơn tự cam giờ cứng nhắc. Ví dụ phức tạp liên quan đến việc duy trì chuỗi an toàn cho các thiết bị như điều khiển cầu swing, nơi một tia khóa cần thiết để được thảnh thơi trước khi cầu có thể được di chuyển, và các tia khóa có thể không được phát hành cho đến khi cửa an toàn đã bị đóng cửa.
Tổng số rơ le, giờ cam và trình tự trống có thể đánh số vào hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn trong số các nhà máy. Đầu lập trình kỹ thuật và ngôn ngữ là cần thiết để làm cho hệ thống như vậy có thể quản lý, một trong những việc đầu tiên là lý bậc thang, nơi sơ đồ của các rơle nối liền với nhau giống như những nấc thang. Máy tính đặc biệt gọi là bộ điều khiển logic lập trình sau đó đã được thiết kế để thay thế các bộ sưu tập của phần cứng với một duy nhất, đơn vị dễ dàng hơn tái lập trình.
Trong một động cơ có dây thông thường khó khởi động và dừng mạch (gọi là một mạch điều khiển) một động cơ được bắt đầu bằng cách đẩy một nút "Start" hoặc "Run" để kích hoạt một cặp của các rơle điện. Các "lock-in" khóa chuyển tiếp trong danh bạ mà giữ cho mạch điều khiển năng lượng khi các nút nhấn được phát hành. (Các nút bắt đầu là một số liên lạc thường mở và nút dừng là bình thường liên lạc kín.) Một sinh lực tiếp sức một switch mà quyền hạn của thiết bị mà ném chuyển đổi động cơ khởi động (ba bộ liên lạc cho công nghiệp điện ba pha) trong mạch điện chính. (Lưu ý:. Động cơ lớn sử dụng điện áp cao và kinh nghiệm cao trong cao điểm hiện tại, làm cho tốc độ quan trọng trong việc đưa ra và phá vỡ liên hệ này có thể nguy hiểm cho nhân viên và tài sản với công tắc tay.) Tất cả các địa chỉ liên lạc được tổ chức tham gia của nam châm điện của mình cho đến khi một " dừng lại "hay" nút tắt "được nhấn, mà de-sinh lực các khóa trong relay. Xem sơ đồ: Motor Starters Hand-Off-Auto With Start-Stop (Lưu ý: Các mô tả ở trên là "Auto" vị trí trong sơ đồ trường hợp này).
Thường khoá liên động được thêm vào một mạch điều khiển. Giả sử rằng các động cơ trong ví dụ này là cung cấp năng lượng, máy móc mà có một nhu cầu quan trọng để bôi trơn. Trong trường hợp này một khóa liên động có thể được thêm vào để đảm bảo rằng các máy bơm dầu đang chạy trước khi động cơ bắt đầu. Timers, công tắc giới hạn và mắt điện là những yếu tố phổ biến khác trong mạch điều khiển.

Van điện từ được sử dụng rộng rãi trên khí nén hoặc chất lỏng thủy lực để cấp nguồn cho thiết bị truyền động vào các thành phần cơ khí. Trong khi động cơ được sử dụng để cung cấp chuyển động quay liên tục, cơ cấu truyền động thường là một lựa chọn tốt hơn cho không liên tục tạo ra một phạm vi giới hạn của chuyển động cho một thành phần cơ khí, chẳng hạn như di chuyển cánh tay cơ khí khác nhau, mở hoặc đóng các van, nâng cuộn báo chí nặng, áp dụng áp lực để ép.

THUẬT NGỮ TỰ ĐỘNG HÓA



Tự động hóa hoặc điều khiển tự động, là việc sử dụng nhiều hệ thống điều khiển cho các thiết bị hoạt động như máy móc, xử lý tại các nhà máy, nồi hơi, lò xử lý nhiệt, chuyển mạch trong mạng điện thoại, chỉ đạo và ổn định của tàu, máy bay và các ứng dụng khác với con người can thiệp tối thiểu hoặc giảm. Một số quy trình đã được hoàn toàn tự động.
Lợi ích lớn nhất của tự động hóa là nó tiết kiệm lao động, tuy nhiên, nó cũng được sử dụng để tiết kiệm năng lượng và nguyên vật liệu và nâng cao chất lượng với độ chính xác cao.
Thuật ngữ "tự động hóa", lấy cảm hứng từ các máy tự động, chưa được sử dụng rộng rãi trước năm 1947, khi Ford thành lập một bộ phận tự động hóa.[1] Trong thời gian này ngành công nghiệp đã được áp dụng nhanh chóng điều khiển phản hồi, mà đã được giới thiệu trong những năm 1930.[2]

Tự động hóa đã được thực hiện bằng phương tiện khác nhau bao gồm cơ khí, thủy lực, khí nén, điện, điện tử và máy tính, thường kết hợp. Các hệ thống phức tạp, chẳng hạn như các nhà máy hiện đại, máy bay và tàu thường sử dụng tất cả những kỹ thuật kết hợp.

TÌM HIỂU CƠ BẢN VỀ NGUỒN 12V

         Sẽ chẳng còn mấy xa lạ đối với rất nhiều người khi nhắc đến nguồn 12V. Ngày nay, chúng ta không còn quá khó để bắt gặp những bảng đèn quảng cáo bắt mắt và thu hút của các cửa hàng, quán karaoke, quán bar, quán cafe hay ở các sự kiện triển lãm, truyền thông… Nguồn Led 12V được sử dụng vô cùng rộng rãi có hiệu quả rất tốt trong lĩnh vực quảng cáo, truyền thông, tạo sự chú ý cho các khách hàng khắp toàn quốc.
         Nguồn đèn led dây 12V là loại nào?
Nguồn Led 12V hay còn gọi là nguồn đèn led dây 12V được sử dụng nguồn điện một chiều 12V và trong khi đó điện lưới là nguồn điện xoay chiều 220V. Tác dụng của đèn led này chính là chuyển đổi từ nguồn điện 220V xoay chiều thành nguồn 12V một chiều để cung cấp cho các thiết bị sử dụng nguồn điện 220V, nhất là đèn led dây loại 12V. Với hình dáng nhỏ gọn và gần giống bộ nguồn adapter cho máy tính laptop, đèn led 12V tạo ấn tượng mạnh bởi có thể lắp đặt nhiều ánh điện bắt mắt theo bảng điện lắp đặt ma trận.
Làm sao lắp nối sử dụng nguồn Led 12V ?
Một ưu điểm nổi bật của nguồn đèn Led 12V là nó được lắp nối sử dụng nguồn điện vô cùng đơn giản. Với dây đèn led đơn sắc, bạn không cần sử dụng bộ điều khiển mà chỉ cần nối hai đầu cực âm và dương từ đầu ra của bộ nguồn vào hai đầu vào của dây led là hoàn thành. Trong quá trình tiến hành lắp nối, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ như kéo, kìm để cắt đầu cắm trên đầu ra của nguồn đèn led dây loại 12V, tách thành 2 sợi dây, tuốt vỏ và đấu nối với hai sợi dây đầu vào của dây đèn led.

Với loại nguồn Led 12V đổi màu, bạn cần sử dụng bộ điều khiển màu, sau đó cắm chân cắm là hoàn thành, không phải cắt dây gì hết.
Một số những ưu điểm của đèn Led dây 12V
Có thể nói đèn Led dây 12V có rất nhiều những ưu điểm nổi bật chinh phục khách hàng, ngay cả những khách hàng khó tính nhất. Với trường độ thắp sáng nhiều lần và dày đặc trong ngày những bóng đèn Led rất tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm đến 80% điện năng so với các dạng bóng đèn khác và thời gian hoạt động lớn hơn 30.000 h.
Ánh sáng là điểm cộng đầu tiên của khách hàng khi lựa chọn và lắp nối nguồn Led 12V, với tổng hợp của nhiều màu sắc nổi bật, ánh sáng cao nhưng không chói mắt, tạo sự thu hút và gây cảm giác thoải mái cho người tiếp cận.


Cấu tạo của đèn Led cũng khá thú vị và hoàn hảo. Bóng đèn Led không chứa thủy ngân vừa an toàn cho người sử dụng vừa thân thiện với môi trường. Lớp vỏ nhựa Silicon của đèn Led dày có khả năng chống va đập và chống nước. Chính đặc điểm này mà người dùng khá hài lòng vì đèn Led thường được lắp đặt ở điều kiện ngoài trời, không tránh khỏi những tác động không tốt của môi trường như mưa, nắng, bão… nên đối với loại đèn khác thì dễ bị chập cháy và tuổi thọ thấp. Nhưng đối với đèn Led 12V, tuổi thọ bóng đèn cao vì được bảo vệ bởi cấu tạo hoàn thiện.
Bài viết trên đây đã giới thiệu cho bạn những thông tin quan trọng về nguồn 12V mà bạn cần tham khảo khi đang có dự định sử dụng nó trong bảng hiệu quảng cáo của công ty hay cửa hàng của mình. Quý khách có nhu cầu sử dụng nguồn 12V hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật.



CÁC LOẠI CẢM BIẾN CÔNG NGHIỆP THƯỜNG GẶP

1. Cảm biến tiệm cận.
Có 2 loại cảm biến tiệm cận trong công nghiệp thường gặp là:
- Cảm biến tiệm cận kiểu cảm ứng (cảm biến điện từ): Phát hiện các vật bằng cách tạo ra trường điện từ. Dĩ nhiên, thiết bị chỉ phát hiện được vật kim loại. Tuy nhiên, loại cảm biến này lại rất hay được sử dụng trong công nghiệp vì giá thành và khả năng chống nhiễu của nó .

Cảm biến tiệm cận cảm ứng bao gồm một cuộn dây được cuốn quanh một lõi từ ở đầu cảm ứng.  Sóng cao tần đi qua lõi dây này sẽ tạo ra một trường điện từ dao động quanh nó. Trường điện từ này được một mạch bên trong kiểm soát.
Khi vật kim loại di chuyển về phía trường này, sẽ tạo ra dòng điện (dòng điện xoáy) trong vật.
Những dòng điện này gây ra tác động như máy biến thế, do đó năng lượng trong cuộn phát hiện giảm đi và dao động giảm xuống; độ mạnh của từ trường giảm đi.
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CẢM BIẾN TỪ
Nguyên lý hoạt động.
Mạch giám sát phát hiện ra mức dao động giảm đi và sau đó thay đổi đầu ra è phát hiện ra vật kim loại phía trước.
Cảm biến điện từ
Hình ảnh thực tế của cảm biến tiệm cận điện từ.
Vì nguyên tắc vận hành này sử dụng trường điện từ nên cảm biến cảm ứng vượt trội hơn cảm biến quang điện về khả năng chống chịu với môi trường. Ví dụ: dầu hoặc bụi thường không làm ảnh hưởng đến sự vận hành của cảm biến.
- Cảm biến tiệm cận điện dung: Phát hiện các vật bằng cách tạo ra trường điện dung tĩnh điện. Do đó, thiết bị này có thể phát hiện mọi loại vật.
 Cảm biến điện dung
Nguyên lý hoạt động của cảm biến điện từ kiểu điện dung.
Cảm biến tiệm cận kiểu điện dung phát hiện sự thay đổi điện dung giữa cảm biến và đối tượng cần phát hiện. Giá trị điện dung phụ thuộc vào kích thước và khoảng cách của đối tượng. Một cảm biến tiệm cận điện dung thông thường tương tự như tụ điện với 2 bản điện cực song song, và điện dung thay đổi giữa 2 bản cực đó sẽ được phát hiện. Một tấm điện cực là đối tượng cần phát hiện và một tấm kia là bề mặt của cảm biến. Đối tượng có thể được phát hiện phụ thuộc vào giá trị điện môi của chúng.
Cảm biến điện dung
Hình ảnh thực tế của cảm biến điện dung.
Đầu ra của Cảm biến Cảm ứng.
Ngày nay, hầu hết cảm biến cảm ứng đều có đặc điểm đầu ra tranzito có logic NPN hoặc PNP (xem hình bên phải). Những loại này còn được gọi là kiểu DC-3 dây.
Sơ đồ đầu ra cảm biến tiệm cận
Trong một số trường hợp cài đặt, người ta sử dụng cảm biến tiệm cận có 2 kết nối (âm và dương). Chúng được gọi là kiểu DC-2 dây (xem sơ đồ bên dưới).
Cảm biến tiệm cận-loại NPN : ngõ ra dây màu đen bình thường ở +V, nhưng khi phát hiện vật thì điện áp là 0 V.
Cảm biến tiệm cận-loại PNP : ngõ ra dây màu đen bình thường ở 0V, nhưng khi phát hiện vật thì điện áp là +V.
Còn loại 2 dây, phát hiện vật transistor trong cảm biến làm thông mạch, tác động đến tải
2. Cảm biến quang.
Cấu trúc của cảm biến quang khá đơn giản, bao gồm 3 thành phần chính:
Nguyên lý cấu tạo cảm biến quang
Nguyên lý cấu tạo của cảm biến quang.
Bộ phát sáng.
Ngày nay cảm biến quang thường sử dụng đèn bán dẫn LED (Light Emitting Diode) để phát ra ánh sáng.
Ánh sáng được phát ra với các tần số khác nhau (tùy theo mỗi loại cảm biến quang hoặc các hãng sản xuất khác nhau). Nhịp điệu xung đặc biệt giúp cảm biến phân biệt được ánh sáng của cảm biến phát ra và ánh sáng của các nguồn phát sáng khác (như ánh nắng mặt trời hoặc ánh sáng trong phòng), từ đó tránh hiện tượng nhiễu từ bên ngoài tác động vào mạch.
Các loại LED thông dụng nhất là LED đỏ, LED hồng ngoại hoặc LED laze. Một số dòng cảm biến đặc biệt dùng LED trắng hoặc xanh lá. Tuy nhiên, thông thường các nguồn sáng này được phát ở các tần số mà mắt người không nhìn thấy được.
Bộ thu sáng.
Thông thường bộ thu sánglà một phototransistor (tranzito quang). Bộ phận này cảm nhận ánh sáng và chuyển đổi thành tín hiệu điện tỉ lệ.
Hiện nay nhiều loại cảm biến quang sử dụng mạch ứng dụng tích hợp chuyên dụng ASIC ( Application Specific Integrated Circuit). Mạch này tích hợp tất cả bộ phận quang, khuếch đại, mạch xử lý và chức năng vào một vi mạch (IC). Tất cả các dòng cảm biến quang Omron ra mắt gần đây (như E3Z, E3T, E3F2) đều sử dụng ASIC.
Bộ phận thu có thể nhận ánh sáng trực tiếp từ bộ phát (như trường hợp của loại thu-phát), hoặc ánh sáng phản xạ lại từ vật bị phát hiện (trường hợp phản xạ khuếch tán), điều đó còn tùy theo đặc điểm của mỗi loại cảm biến khác nhau.
Mạch xử lý tín hiệu ra.
Mạch đầu ra chuyển tín hiệu tỉ lệ (analogue) từ tranzito quang / ASIC thành tín hiệu On / Off được khuếch đại. Khi lượng ánh sáng thu được vượt quá mức ngưỡng được xác định, tín hiệu ra của cảm biến được kích hoạt.
Một số loại cảm biến thế hệ trước tích hợp mạch nguồn và dùng tín hiệu ra là tiếp điểm rơ le, nhưng ngày nay các loại cảm biến chủ yếu dùng tín hiệu ra bán dẫn(PNP/NPN).
*Phân loại cảm biến quang.
Cảm biến quang có nhiều hình dạng và cách thức lắp đặt khác nhau, tuy nhiên chúng được phân làm 4 loại chính:
  • Chế độ thu phát độc lập.
  • Chế độ phản xạ (gương).
  • Chế độ phản xạ khuếch tán.
  • Chế độ chống ảnh hưởng của nền.
 Nguyên lý hoạt động cảm biến quang
Các chế độ hoạt động của cảm biến quang.

Ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về 4 chế độ này, các ưu/nhược điểm cũng như một số ví dụ ứng dụng của từng chế độ.
- Chế độ thu phát.
Cảm biến dạng thu phát có bộ phát và thu sáng tách riêng, chúng thường được đặt đối diện nhau (như hình phía trên). Bộ phát truyền ánh sáng đi và bộ thu nhận ánh sáng. Nếu có vật thể chắn nguồn sáng giữa hai phần này thì đầu ra của cảm biến sẽ thay đổi trạng thái.
Ưu điểm:
+ Khoảng cách phát hiện xa (ví dụ E3Z-T82 của Omron được tới 30m), phát hiện tốt trong môi trường nhiều bụi.
+ Khả năng xác định vị trí chính xác của vật thể.
+ Độ tin cậy cao, phát hiện được mọi loại vật thể (trừ loại trong suốt).
Nhược điểm:
+ Mất nhiều thời gian để chỉnh vị trí lắp đặt.
+ Mất nhiều thời gian nối dây vì có 2 dây riêng biệt
+ Giá thành sản phẩm cao.
+ Tốn diện tích lắp đặt (do cần diện tích để lắp đặt 2 bộ phận: thu, phát.).
- Chế độ phản xạ gương
Bộ phát truyền ánh sáng tới một gương phản chiếu lăng kính đặc biệt, và phản xạ lại tới bộ thu sáng của cảm biến. Nếu vật thể xen vào luồng sáng, cảm biến sẽ thay đổi trạng thái đầu ra.
Hình ảnh thực tế.
-Ưu điểm:
+ Giá thành thấp hơn loại thu phát
+ Lắp đặt dễ hơn loại thu phát
+ Chỉnh định dễ dàng
+ Với vật thể có bề mặt sáng bóng có thể làm cảm biến không phát hiện được, có thể dùng kính lọc phân cực. này.
-Nhược điểm:
+ Khoảng cách phát hiện ngắn hơn loại thu phát (E3Z-R: chỉ được 4-5m).
+ Vẫn cần 2 điểm lắp đặt cho cảm biến và gương.

- Chế độ phản xạ khuếch tán.
Cảm biến dạng này truyền ánh sáng từ bộ phát tới vật thể. Vật này sẽ phản xạ lại một phần ánh sáng (phản xạ khuếch tán) ngược trở lại bộ thu của cảm biến, kích hoạt tín hiệu ra.
Hình ảnh thực tế.
Ưu điểm:
+ Lắp đặt đơn giản, dễ dàng
+ Chỉ cần 1 điểm lắp đặt duy nhất.
+ Chi phí đầu tư thấp.
Nhược điểm:
+ Khoảng cách phát hiện ngắn (do chỉ phát hiện được một phần ánh sáng phản xạ). Ví dụ loại E3Z-D: có khoảng cách phát hiện tối đa 1m.
+ Tỉ lệ lỗi đen / trắng cao; khoảng cách phát hiện phụ thuộc nhiều vào màu sắc, kích thước, tính chất bề mặt của vật thể. Bởi vậy việc phát hiện vật có thể khó khăn nếu có nền màu đen sau vật.
+ Độ nhạy và độ tin cậy kém hơn loại thu phát và phản xạ gương.
+ Thông thường, nếu không cần độ chính xác cao, hoặc khó khăn trong việc lắp đặt gương, người ta sẽ dùng loại phản xạ khuếch tán.

- Chế độ hạn chế nhiễu của nền(BGS)
Đây là cảm biến phản xạ khuếch tán đặc biệt. Trong khi loại thường phát hiện tổng lượng ánh sáng nhận được, loại BGS phát hiện góc của ánh sáng phản xạ. Công nghệ này có tên là triangulation (phép đạc tam giác). Bởi vậy, độ nhạy của cảm biến sẽ không phụ thuộc vào màu sắc vật hay nền sau vật. Để làm điều này, cảm biến dùng 2 điôt cho bộ thu hoặc 1 mạch điôt/PSD.
 Ưu điểm:
+ Chỉ cần 1 điểm lắp đặt duy nhất.
+ Chính xác và tin cậy hơn loại phản xạ thường (bị lỗi trắng/đen).
+ Có thể chỉnh khoảng cách phát hiện ở 1 mức nhất định.
Nhược điểm:
+ Khoảng cách phát hiện ngắn; ví dụ E3Z-LS: chỉ được tối đa 200mm
Cảm biến BGS ngày càng phổ biến hơn trong các ứng dụng công nghiệp vì không cần gương và phát hiện tin cậy. Thông thường cảm biến BGS lắp đặt bên cạnh hoặc bên trên băng chuyền.
Lưu ý: Vít biến trở của cảm biến BGS dòng E3Z không điều chỉnh ngưỡng/độ nhạy (như các model khác), mà thay đổi vị trí của thấu kính để điều chỉnh khoảng cách phát hiện.
**Sơ đồ nối dây của cảm biến quang.
Cảm biến quang có nhiều loại nhưng cơ bản nhất vẫn là loại 3 dây với 2 dây nguồn và 1 dây tín hiệu. Chúng được phân biệt bởi màu sắc như sau:
  • Brown: Vcc(12-24VDC).
  • Black: Tín hiệu.
  • Blue: Gnd.
Theo đầu ra của tín hiệu, cảm biến được chia làm 2 loại là đầu ra NPN(tích cực ở mức thấp) và PNP (tích cực ở mức cao).
Cảm biến quang NPN
Cảm biến quang loại NPN
Với loại cảm biến NPN, khi cảm biến không phát hiện vật thì dây tín hiệu có điện áp Vcc(bằng giá trị của nguồn cấp vào), khi cảm biến phát hiện vật thì dây tín hiệu có điện áp 0V(Gnd).
Cảm biến quang PNP
Cảm biến quang loại PNP.
Với loại cảm biến PNP, khi cảm biến không phát hiện vật thì dây tín hiệu có điện áp 0V(Gnd), khi cảm biến phát hiện vật thì dây tín hiệu có điện áp Vcc(theo nguồn cấp vào).
* Ứng dụng cảm biến quang.
Cảm biến quang được sử dụng rất rộng rãi xung quang chúng ta, một số ứng dụng thường gặp nhất của cảm biến quang như:
  • Phát hiện vật trên băng chuyền.
  • Các ứng dụng phổ cập trong nhà máy.
  • Phát hiện chai nhựa trong (khi dùng loại thích hợp).
  • Kiểm soát cửa / cổng ra vào trong các tòa nhà.
  • Phát hiện vật trong khoang chứa.
Ngoài ra, dựa vào nguyên lý hoạt động của cảm biến quang mà người ta còn chế tạo ra thiết bị đo tốc độ quay của động cơ (gọi là encoder).
 3. Cảm biến đo lường lực (loadcell).
Khái niệm về loadcell.
Loadcell là thiết bị cảm biến dùng để chuyển đổi lực hoặc trọng lượng thành tín hiệu điện.
LOADCELL1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động.
  • .Cấu tạo.

Loadcell được cấu tạo bởi hai thành phần, thành phần thứ nhất là "Strain gage" và thành phần còn lại là "Load". Strain gage là một điện trở đặc biệt chỉ nhỏ bằng móng tay, có điện trở thay đổi khi bị nén hay kéo dãn và được nuôi bằng một nguồn điện ổn định, được dán chết lên “Load” - một thanh kim loại chịu tải có tính đàn hồi.
CẤU TẠO LOADCELL
-  Nguyên lý hoạt động.

Hoạt động dựa trên nguyên lý cầu điện trở cân bằng Wheatstone. Giá trị lực tác dụng tỉ lệ với sự thay đổi điện trở cảm ứng trong cầu điện trở, và do đó trả về tín hiệu điện áp tỉ lệ.
Cấu tạo chính của loadcell gồm các điện trở strain gauges R1, R2, R3, R4 kết nối thành 1 cầu điện trở Wheatstone như hình dưới và được dán vào bề mặt của thân loadcell.
 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA LOADCELL
Một điện áp kích thích được cung cấp cho ngõ vào loadcell (2 góc (1) và (4) của cầu điện trở Wheatstone) và điện áp tín hiệu ra được đo giữa hai góc khác. 


Tại trạng thái cân bằng (trạng thái không tải), điện áp tín hiệu ra là số không hoặc gần bằng không khi bốn điện trở được gắn phù hợp về giá trị.

Khi có tải trọng hoặc lực tác động lên thân loadcell làm cho thân loadcell bị biến dạng (giãn hoặc nén), điều đó dẫn tới sự thay đổi chiều dài và tiết diện của các sợi kim loại của điện trở strain gauges dán trên thân loadcell dẫn đến một sự thay đổi giá trị của các điện trở strain gauges. Sự thay đổi này dẫn tới sự thay đổi trong điện áp đầu ra.

Đó là lý do tại sao cầu điện trở Wheatstone còn được gọi là một mạch cầu cân bằng.
Sự thay đổi điện áp này là rất nhỏ, do đó nó chỉ có thể được đo và chuyển thành số sau khi đi qua bộ khuếch đại của các bộ chỉ thị cân điện tử (đầu cân).
  • Thông số kĩ thuật cơ bản.
Độ chính xác: Cho biết phần trăm chính xác trong phép đo. Độ chính xác phụ thuộc tính chất phi tuyến tính, độ trễ, độ lặp. Tùy vào các yêu cầu công nghệ khác nhau của hệ thống để lựa chọn thiết bị đo có độ chính xác phù hợp.
Công suất định mức: giá trị khối lượng lớn nhất mà Loadcell có thể đo được. Nếu lực đặt nên thiết bị đo quá giá trị này thì sẽ gây hư hỏng thiết bị đo.
Dải bù nhiệt độ: là khoảng nhiệt độ mà đầu ra Loadcell được bù vào, nếu nằm ngoài khoảng này, đầu ra không được đảm bảo thực hiện theo đúng chi tiết kĩ thuật được đưa ra. Bởi vậy, cần lựa  chọn thiết  bị phù hợp với nhiệt độ môi  trường cần đo.
Cấp bảo vệ: được đánh giá theo thang đo IP, (ví dụ: IP65: chống được độ ẩm và bụi).
Điện áp: giá trị điện áp làm việc của Loadcell (thông thường đưa ra giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất 5 - 15 V).
Độ trễ:hiện tượng trễ khi hiển thị kết quả dẫn tới sai số trong kết quả. Thường được đưa ra dưới dạng % của tải trọng.
Trở kháng đầu vào: trở kháng được xác định thông qua S- và S+ khi Loadcell chưa kết nối vào hệ thống hoặc ở chế độ không tải.
Điện trở cách điện: thông thường đo tại dòng DC 50V. Giá trị cách điện giữa lớp vỏ kim loại củaLoadcell và thiết bị kết nối dòng điện.
Phá hủy cơ học: giá trị tải trọng mà Loadcell có thể bị phá vỡ hoặc biến dạng.
Giá trị ra: kết quả đo được (đơn vị: mV).
Trở kháng đầu ra: cho dưới dạng trở kháng được đo giữa Ex+ và EX- trong điều kiện load cell chưa kết nối hoặc hoạt động ở chế độ không tải.
Quá tải an toàn: là công suất mà Loadcell có thể vượt quá (ví dụ: 125% công suất).
Hệ số tác động của nhiệt độ: Đại lượng được đo ở chế độ có tải, là sự thay đổi công suất củaLoadcell dưới sự thay đổi nhiệt độ, (ví dụ: 0.01%/10°C nghĩa là nếu nhiệt dộ tăng thêm 10°C thì công suất đầy tải của Loadcell tăng thêm 0.01%).
Hệ số tác động của nhiệt độ tại điểm 0: giống như trên nhưng đo ở chế độ không tải.
Các loại Loadcell cơ bản.

-  Loadcell tương tự.

+) Khái niệm.

Loadcell cảm biến sức căng, biến đổi thành tín hiệu điện gọi là Loadcell  tương tự. Tín hiệu này được chuyển thành thông tin hữu ích nhờ các thiết bị đo lường như bộ chỉ thị.
Mỗi Loadcell tải một đầu ra độc lập, thường 1 đến 3 mV/V. Đầu ra kết hợp được tổng hợp dựa trên kết quả của đầu ra từng Loadcell. Các thiết bị đo lường hoặc bộ hiển thị khuyếch đại tín hiệu điện đưa về, qua chuyển đổi ADC, vi xử lý với phần mềm tích hợp sẵn thực hiện tính toán chỉnh định và đưa kết quả đọc được lên màn hình. Đa phần các thiết bị hay bộ hiển thị hiện đại đều cho phép giao tiếp với các thiết bị ngoài khác như máy tính hoặc máy in.
+) Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm:
Ưu điểm chính của công nghệ này là xuất phát từ yêu cầu thực tế, với những tham số xác định trước, sẽ có các sản phẩm thiết kế phù hợp cho từng ứng dụng của người dùng. Ở đó các phần tử cảm ứng có kích thước và hình dạngkhác nhau phù hợp với yêu cầu của ứng dụng.
Các dạng phổ biến: dạng kéo (shear), dạng uốn (bending), dạng nén (compression).
Nhược điểm:
Tín hiệu điện áp đầu ra của Loadcell  rất nhỏ(thường không quá 30mV). Những tín hiệu nhỏ như vậy dễ dàng bị ảnh hưởng của nhiều loại nhiễu trong công nghiệp như:
Nhiễu điện từ: sinh ra bởi quá trình truyền phát các tín hiệu điện trong môi trường xung quanh, truyền phát tín hiệu vô tuyến điện trong không gian hoặc do quá trình đóng cắt của các thiết bị chuyển mạch công suất lớn 
Sự thay đổi điện trở dây cáp dẫn tín hiệu: do thay đổi thất thường của nhiệt độ môi trường tác động lên dây cáp truyền dẫn.
Do đó, để hệ thống chính xác thì càng rút ngắn khoảng cách giữa Loadcell với thiết bị đo lường càng tốt. Cách giải quyết thông thường vẫn dùng là giảm thiểu dung sai đầu ra của Loadcell. Tuy nhiên giới hạn của công nghệ không cho phép vượt quá con số mong muốn quá nhỏ. Trong khi nối song song nhiều Loadcell  với nhau, mỗi Loadcell  tải với một đầu ra độc lập với các Loadcell khác trong hệ thống, do đó để đảm bảo giá trị đọc nhất quán, ổn định và không phụ thuộc vào vị trí, hệ thống yêu cầu chỉnh định đầu ra với từng load cell riêng biệt. Công việc này đòi hỏi tốn kém về thời gian, đặc biệt với những hệ thống yêu cầu độ chính xác cao hoặc trong các ứng dụng khó tạo tải kiểm tra như cân tank, cân silô 
Tín hiệu ra chung của một hệ nhiều Loadcell  dựa trên cơ sở đầu các tín hiệu ra trung bình của từng Loadcell . Điều đó gây nên dễ xảy ra hiện tượng có Loadcell  bị lỗi mà không được nhận biết. Một khi đã nhận ra thì cũng khó khăn trong việc xác định Loadcell nào lỗi, hoặc khó khăn trong yêu cầu sử dụng tải kiểm tra, hay yêu cầu sử dụng các thiết bị đo lường như đồng hồ volt-ampe với độ chính xác cao, đặc biệt trong điều kiện nhà máy đang hoạt động liên tục.
Thực tế còn rất nhiều yếu tố khác liên quan đến độ chính xác của hệ thống cân như:
Quá trình chỉnh định hệ thống.
· Nhiễu rung và ồn.
· Do tác dụng chuyển hướng lực trong các cơ cầu hình ống.
· Quá trình phân tích dò tìm lỗi.
· Thay thế các thành phần trong hệ thống cân hoặc các hệ thống liên quan. 
· Đi dây cáp tín hiệu dài.
· Môi trường hoạt động quá kín .
Không thể tính toán được trước các yếu tố ảnh hưởng này để có thể mô hình hóa trong quá trình phân tích và thiết kế. Trong khi đó điều kiện làm việc ở mỗi nơi rất khác nhau, thiết bị đo ở cách xa cảm biến, tín hiệu truyền dẫn yếu, dễ bị tiêu hao và nhiều loại nhiễu tác động, đặc biệt với môi trường làm việc khắc nghiệt trong nhà máy và xí nghiệp. Tín hiệu đưa về đến thiết bị đolường khó phản ảnh trung thực giá trị thực tế.
Trong khi đó, các bộ hiển thị hiện nay thường dùng hệ vi xử lý tốc độ thấp, năng lực tính toán không cao, ít thiết bị tích hợp các thuật toán xử lý chỉnh định các số liệu thu thập về, hoặc nếu có còn ở mức độ đơn giản. Do các bộ hiển thị sử dụng với nhiều loại Loadcell  khác nhau nên các thuật toán chỉnh định chỉ mang tính tương đối, không triệt để, đặc biệt là chưa có thiết bị nào tích hợp tính năng bù sai lệch do nhiệt độ. Chức năng lọc nhiễu điện từ trường cho tín hiệu đo của các thiết bị này còn rất kém. Một yếu điểm nữa là tần số lấy mẫu thấp, do đó không thể áp dụng trong các ứng dụng mà lực tác dụng biến đổi nhanh (cân động) như các hệ thống cân bằng liên tục, 

- . Loadcell số
+) Khái niệm, sự ra đời
Thời gian ra đời: Từ cuối những năm 1970.
Về cơ bản Loadcell  số là sự tích hợp giữa load cell tương tự với công nghệ điện tử hiện đại.
Ban đầu, khi khái niệm Loadcell  số mới ra đời, nhiều người hiểu lầm là các load cell số có các phần tử điện tiêu hao thấp có thể được sử dụng để chuyển đổi một load cell chất lượng thấp lên một Loadcell  chất lượng cao. Thực tế thì ngược lại, mỗi Loadcell  số đơn giản cũng mang trong nó một cấu trúc khá phức tạp.
Thứ nhất: Phải có một Loadcell  cơ bản với độ chính xác, độ ổn dịnh và khả năng lặp lại rất cao trong mọi điều kiện làm việc.
Thứ hai: Phải có một bộ chuyển đổi tương tự-số (ADC) 16 đến 20 bit tốc độ cao để chuyển đổi tín hiệu điện tương tự sang dạng số.
Thứ ba: Phải có hệ vi mạch xử lý để thực hiện điều khiển toàn bộ quá trình chuyển đổi từ tín hiệu lực đo được thành dữ liệu số thể hiện trung thực nhất và giao tiếp với các thiết bị khác để trao đổi thông tin.
+) Hoạt động:
Tín hiệu điện áp từ cầu điện trở của Loadcell  chính xác cao được đưa đến đầu vào của mạch tích hợp sẵn, bao gồm cả phần khuyếch đại, bộ giải điều chế, một ADC tốc độ cao 20 bit và bộ lọc số. Một cảm biến nhiệt độ tích hợp sẵn được sử dụng để đo nhiệt độ thực của Loadcell  phục vụ cho việc bù sai số do nhiệt độ. Dữ liệu từ ADC, cảm biến nhiệt độ cùng với các thuật toán trong phần mềm và một số phần cứng bổ sung tích hợp sẵn có chức năng tối ưu hóa xử lý các sai số do không tuyến tính, bù sai đường đặc tính, khả năng phục hồi trạng thái và ảnh hưởng của nhiệt độ được vi xử lý tốc độ cao xử lý. Dữ liệu kết quả đầu ra được truyền đi xa qua cổng giao tiếp theo một giao thức nhất định. Các module điện tử này có thể được đặt ngay trong loadcell, load cell cable hoặc trong hộp junction box. Các đặc tính tới hạn của từng load cell được đặt trong EEPROM nằm trong module của Loadcell đó, điều đó cũng có nghĩa là mọi vấn đề xử lý sai số được thực hiện ngay tại load cell, với chính Loadcell đó, cũng có nghĩa là phép bù sai số được thực hiện khá triệt để.
Một hệ thống số điển hình bao gồm một số các Loadcell số nối với máy tính, PLC hoặc thiết bị đo như bộ hiển thị. Bên trong hệ thống, mỗi Loadcell độc lập có thể được nhận dạng bằng địa chỉ làm việc của nó. Địa chỉ làm việc đó có thể được cài đặt do người lập trình thông qua một hoặc nhiều địa chỉ cung cấp bởi nhà máy. Thông thường địa chỉ “0” được sử dụng như là một địa chỉ làm cho tất cả các load cell trả lời, trong khi các số nối tiếp của Loadcell có thể được sử dụng để yêu cầu một địa chỉ xác định.
Các Loadcell số hoạt động trên một chương trình điều khiển kiểuMaster/Slave, ở đó định nghĩa một thiết bị (thường là PC hoặc indicator) là master trên mạng. Có hai chế độ hoạt động chính: Master giám sát tất cả các quá trình truyền phát bằng cách giao tiếp với từng slave một cách tuần tự, hoặc master gửi dữ liệu yêu cầu các slave trả lời theo địa chỉ tuần tự. Chế độ thứ nhất có ưu điểm trong sự mềm dẻo và nắm bắt lỗi, trong khi chế độ hai hướng đến tốc độ giao tiếp. Hầu hết các Loadcell số kết nối theo chuẩn RS485 hoặc RS422. Cả hai kiểu giao thức đều có các đặc tính tương tự nhau cung cấp một môi trường multi-drop. Việc giao tiếp giữa các thiết bị nối trên mạng dựa trên giao thức quy định bởi nhà sản xuất.Có lẽ điểm khác biệt quan trọng nhất giữa hệ thống Loadcell tương tự và số là mặc dù nối với nhau nhưng mỗi Loadcell số hoạt động như là một thiết bị độc lập.
+) Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm:
- Tín hiệu ra số “khỏe”, rất ít bị ảnh hưởng của nhiễu điện từ hoặc thay đổi nhiệt độ thất thường trên đường dây cable dẫn.
- Khoảng cách dây cáp dẫn có thể kéo dài đến 1200m.
- Dễ dàng thay thế Loadcell.
- Dữ liệu số có thể xử lý trực tiếp bằng máy tính, PLC hoặc trên bộ hiển thị khi cần.
- Mỗi Loadcell là một thiết bị hoạt động độc lập trong hệ thống, do đó có thể mở rộng cấu trúc dễ dàng.
- Có thể thực hiện tối ưu hóa hệ thống dễ dàng qua phân tích từng thành phần tích hợp.
- Cân bằng các góc cân có thể thực hiện bằng thiết bị. Thay đổi, sửa lỗi một Loadcell không ảnh hưởng đến các Loadcell khác. Công việc thực hiện dễ dàng và đơn giản, tiết kiệm thời gian.
- Với hệ thống yêu cầu độ chính xác vừa và thấp có thể tự động chỉnh định mà không cần tải chết.
- Loadcell có thể thay thế mà không cần chỉnh định lại.
- Các thiết bị theo chuẩn RS485/422 đều có thể tham gia vào hệ thống.
- Nhiều hệ thống có thể kết nối và điều khiển bởi một trạm. Chỉ đơn giản là mở rộng đường dây cable. Tiết kiệm phần cứng. phần mềm dễ dàng phát triển.
Những ưu điểm của hệ Loadcell số cho phép trong các ứng dụng độ chính xác cao và chống chịu nhiễu tốt, đặc biệt ở những ứng dụng yêu cầu các điểm đo nằm phân tán trên phạm vi rộng.
Nhược điểm:
  • Chi phí đầu tư cao.
  • Đòi hỏi người vận hành phải có kiến thức nhất định về hệ thống.

4. Cảm biến nhiệt độ.
Nhiệt điện trở kim loại ( RTD-resitance temperature detector )- nhiệt điện trở dương: được làm từ các kim loại như Đồng, Niken, Platinum…Nguyên lý hoạt động nhiệt điện trở dựa trên sự thay đổi nhiệt độ dẫn đến thay đổi điện trở.  Ưu điểm : Là đơn giản, độ nhạy cao, ổn định dài hạn. RTD thường có loại 2 dây, 3 dây và 4 dây.
Phổ biến nhất của nhiệt điện trở kim loại là cảm biến nhiệt độ PT100 .PT100 được cấu tạo từ kim loại Platinum được quấn tùy theo hình dáng của đầu dò nhiệt. Can nhiệt Pt100- loại cảm biến Pt, được làm từ Platinum.

Bí mật về 5 ‘’vũ khí’’ tạo nên tên tuổi Công ty TNHH Kỹ thuật điện Hiệp Lực !!!

           Được thành lập từ năm 2003, trải qua 14 năm hoạt động và phát triển Công ty TNHH Kỹ thuật điện Hiệp Lực đã và đang trở thành nhà...